Vì một cộng đồng Start-up trẻ, hãy nắm tay nhau để thực hiện giấc mơ khởi nghiệp !

Vì một cộng đồng Start-up trẻ, hãy nắm tay nhau để thực hiện giấc mơ khởi nghiệp !

Kenny Sang và bài học thương hiệu

Tôi không để ý lắm khi Kenny Sang tung ra MV "Tình thơ" với những câu bình luận của đám cộng đồng mạng phán về mục đích khoe của của Sang, tôi chỉ coi đó là sở thích của một "thanh niên cứng" thôi, nhưng tôi bắt đầu bị để ý đến thanh niên này khi có những phát ngôn gây sốc như con ốc và được các báo từ lá cải đến kênh mương đưa tin như một hiện tượng "mới nổi". Những phát ngôn gây "phẫn nộ" của Sang khiến tôi suy nghĩ về động cơ đằng sau của cậu này, tôi follow và quan sát Facebook của cậu ta và nhận thấy quá trình xây dựng thương hiệu của Sang rất "chỉn chu và chuẩn mực". Kết quả bây giờ thì ai cũng rõ cả.


Trong việc định vị và xây dựng thương hiệu của bất kỳ sản phẩm/dịch vụ/cá nhân nào, về cơ bản thì chỉ bao gồm hai yếu tố chính là (1) Thuộc tính(2) Liên tưởng. Thuộc tính là xác định giá trị nào mà thương hiệu đại diện, còn liên tưởng là những đặc điểm để khiến khách hàng nhận biết ra thương hiệu đó. Nếu muốn hình dung về quá trình xây dựng thương hiệu, chẳng cần tìm đâu xa, cứ nhìn Kenny Sang là biết. Để biết tại sao Kenny Sang lại thành công trong việc xây dựng thương hiệu, xoay quanh 2 yếu tố trên, chúng ta chỉ cần trả lời 2 câu hỏi:

(1) Giá trị mà Kenny Sang đại diện là gì?
Nhắc đến Mercedes, ta nghĩ đến những chiếc xe sang dành cho giới doanh nhân; nhắc đến Louis Vuitton ta nghĩ đến những chiếc túi sang trọng của Pháp. Hay ở Việt Nam, nhắc đến Nón Sơn là nghĩ đến những chiếc nón chất lượng cao với chất liệu tự nhiên; nhắc đên Trung Nguyên ta nghĩ đến những ly coffee rang xay hảo hạng. Tương tự vậy, nhắc đến Kenny Sang là nhắc đến sự chảnh chó, coi trời bằng vung và nghĩ mình là cái rốn của cái rốn của vũ trụ, và đó chính là giá trị mà Kenny Sang đang đại diện.


Ngay từ đầu, Kenny Sang (theo góc nhìn của tôi) đã xác định rõ ràng mình đại diện cho cái gì, mục đích của Sang là muốn cộng đồng mạng phải chú ý đến cậu ta là một người như thế nào. Ở đây, Sang định vị rất cụ thể sự khác biệt "có giá trị" đối với cộng đồng mạng là xây dựng hình ảnh cá nhân rất phản cảm và dễ gây phẫn nộ, tạo những content giá trị cho giới truyền thông, một thứ mà giới báo chí luôn săn lùng và dang tay chào đón. Tất nhiên sự khác biệt phải được xã hội công nhận, nếu không nó sẽ trở nên "dị biệt", nhưng dù sao thì sự dị biệt đó chính là cái mồi câu để Sang thực hiện mục đích cho mình.

Kenny Sang cũng xác định được nhóm khán giả mục tiêu của mình, thật thuận lợi cho Sang khi mà cái đám cộng đồng mạng Việt Nam phần lớn là thuộc dạng rảnh rỗi và quan tâm đến những chuyện tào lao của thiên hạ, và chúng thì quá đông đảo và hung hãn. Một thị trường vô cùng tiềm năng và còn nhiều đất để khai thác, miễn sao định vị giá trị của mình khác với các đàn anh, đàn chị như Tưng Tưng hay Kun Kun gì đó. Quả thực sự khác biệt của Sang đã được chào đón quá nồng nhiệt.

(2) Kenny Sang xây dựng liên tưởng thế nào?
Cùng với việc xác định rõ giá trị (tiêu cực) mà mình đại diện, Kenny Sang liên tục gây sốc bằng những phát ngôn phản cảm, tưởng chừng như thiếu suy nghĩ nhưng có lẽ Sang đã tính hết cả rồi (tôi nghĩ vậy). Mục đích của Sang là muốn càng nhiều người biết đến càng tốt, càng nhiều comment đả kích, chửi rủa cậu ta thì lại càng được mục đích tăng độ nhận diện cho Sang, nếu không thì Sang chỉ việc thiết lập tài khoản Facebook cá nhân để không cho người khác comment (trừ bạn bè) là được. Thỉnh thoảng tôi quan sát lượng comment trong mỗi post của Sang, tôi nhận thấy Sang đang đạt được mục đích của mình và "mừng thầm" cho cậu ta.


Có lẽ một câu nói được coi là đại diện tiêu biểu nhất cho Sang là lời nhận xét "Hot boy đẹp trai nhất Việt Nam" của mình, cũng giống như câu "Cạp đất mà ăn" của Ngọc Chinh (vì làm gì còn Trinh nữa). Cùng với đó là những câu đại loại như "SH thì đừng mơ tôi bước lên" hay "10 tỷ chỉ bằng mấy chiếc túi của mẹ tôi"...blah bla. Hay những cuộc ăn chơi, hình chụp khoe của của cậu ta, tất cả đều vô cùng nhất quán và xoay quanh định vị thương hiệu mà Sang đã xác định ngay từ đầu.

Có lần tôi ngồi chém gió với mấy thằng bạn, tụi nó bàn về chủ đề Kenny Sang với rất nhiều trạng thái cảm xúc, từ phẫn nộ, bực tức cho đến mỉa mai, nhạo báng. Tôi nghe và cũng hùa theo tý chút gọi là có cho nó xôm, và chốt một câu:
- "Thực ra thằng Kenny Sang nó đang xây dựng thương hiệu hơi bị hay đấy"
- "Cái loại thương hiệu đấy thì chẳng có giá trị gì cả" - Thằng bạn phản biện.
Tôi cũng chẳng phải mất công giải thích làm gì vì có giải thích thì tụi nó cũng đếch hiểu, bởi góc nhìn của tôi hoàn toàn khác so với chúng nó. Và bằng chứng cho thấy gần đây một số báo đưa tin chứng minh thu nhập của Kenny Sang từ việc quay clip và tiếp tục phát ngôn cho đám cộng đồng mạng ném đá. Wow!

Một "siêu sao" xây dựng thương hiệu

Tất nhiên là tôi cũng không thích cái cách tạo thương hiệu của Sang, nó quá phản cảm và đi ngược lại giá trị chuẩn mực của xã hội, mặc dù chính điều đó đã tạo nên thành công cho cậu ta. Nhưng zoom rộng ra dưới góc độ marketing, tôi phải công nhận từng bước đi đầy "chuẩn mực" của cậu ta. Thêm một chút cho vui, chúng ta thử nhìn nhận dưới con mắt của những người làm marketing, ngoài việc đã đề cập như xác định khách hàng mục tiêu (ở đây là khán giả), tạo sự khác biệt và truyền thông nhất quán ra, chúng ta có thể nhận thấy:

Kenny Sang đã áp dụng thành công một số trong bộ 22 quy luật bất biến trong marketing của Al Ries & Jack Trout, cái thứ đã nằm lòng của chúng ta ấy mà. Ví dụ như quy luật tiên phong, quy luật độc quyền, ghi nhớ, hay việc tận dụng tốt lợi thế dẫn đầu và gây cơn sốt truyền thông (lại là khác biệt hay chết của Jack Trout.. lol). Cụ thể là Kenny Sang đã đi đầu trong việc định vị yếu tố "chảnh chó, kiêu ngạo, coi trời bằng niêu", tạo sốt bằng những phát ngôn "để đời" như Hốt Bôi đẹp nhứt Việt Nam. Nhỡ may có một thanh niên nào đó cũng muốn tạo Fame kiểu như tự nhận đẹp zai, nhà giàu xài túi tiền tỷ... thì cũng chỉ giúp Kenny Sang củng cố lại "đặc tính" của mình mà thôi, nếu muốn nổi tiếng thì không thể dùng đặc tính này được nữa, vì nó là của Kenny Sang rồi.

Không biết Kenny Sang có nghiên cứu chiến lược cạnh tranh của M.Porter hay Harvard Essentials không, nhưng quả thực cái lợi thế cạnh tranh của Sang rất khó để bắt chước bởi nó đòi hỏi bản lĩnh và độ trơ tuyệt đối mà hiếm có ai làm được. Một lợi thế tạo nên giá trị cốt lõi khó sao chép với một mạng lưới dày đặc những Anti Fan "trung thành" như thế. Thiệt là lợi hại quá đi mà.

Bạn muốn nổi tiếng ư? Đừng thả rông vếu và ngoáy mông như Bà Tưng, đừng quay clip tâm sự như Quân Kun, đừng khoe giọng hát "super cua" như Lệ Rơi, và tất nhiên đừng tự nhận mình đẹp zai nhất Việt Nam. Bởi vì đơn giản, nó đã là thương hiệu của người khác rồi, nhưng nếu bạn muốn nổi tiếng như cục *** trôi sông như vậy thì cứ yên tâm, vì thị trường "cộng đồng mạng" rảnh rỗi vẫn còn rất tiềm năng và nhiều gạch đá cho bạn. Đó là lời động viên đầy "trân thành" của tôi. Hihi

Thân thắng & quyết ái !

Học Marketing online có thực sự cần?

Tôi thấy hiện nay đang bị lạm phát những lớp học marketing online, dường như nó đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống đối với những người kinh doanh, từ quy mô cửa hàng nhỏ như "take away" hay những tập đoàn lớn như Coca-Cola. Không phải tốn nước bọt để bàn về điều hiển nhiên này nữa, nhưng trong số những người hiện đang "có ý định" bỏ tiền ra để học, khoảng bao nhiêu phần trăm hiểu và phân định rõ thế nào là "quảng cáo online" và "marketing online"? Và hiểu rõ sự khác nhau giữa việc "cần làm gì?" và "làm thế nào?" trước khi quyết định?


Hôm bữa có ngồi chém gió với một ông anh, ông ý hỏi tui:
- Chú biết chỗ nào học Marketing online được được mà giá mềm mềm không?
- Thế nào là được?
- Đéo gì, miễn là anh làm được mấy cái quảng cáo Facebook, Google, Email... để bán hàng ấy mà.
- Tức là anh tính đi học một lớp dạy Marketing online là để phục vụ việc kinh doanh của anh hử?
- Ờ, chứ giờ buôn bán nhỏ mà đéo biết làm mấy cái đó thì chết.
- Nếu mục đích anh sử dụng Marketing online làm công cụ phục vụ việc kinh doanh thì em nghĩ anh không cần đi học, bởi vì anh đang đứng ở vị trí kiến trúc sư chứ không phải là thợ. Việc anh cần làm chỉ là hỏi thằng thầy Google về những công cụ đó để biết mình cần làm gì với từng loại công cụ sao cho đạt hiệu quả nhất. Tất nhiên nếu anh tự nghiên cứu thì tự anh cũng làm được đáng kể chứ chẳng phải học.
...Câu chuyện tiếp diễn với việc giải thích cụ thể hơn như tôi sắp trình bày. Xuống dòng:

Thiết kế & Triển khai
Trong marketing truyền thống, một người với tư duy marketing đúng nghĩa là người đưa ra những chương trình sách lược để truyền thông, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng nhằm đạt được các mục tiêu trung gian (hiểu, biết đến, thiện cảm, ưa chuộng) hoặc mục tiêu bán hàng (hành động), tùy theo quy trình của chiến dịch marketing. Một Marketing executive phải hiểu được tác dụng, giám sát và đánh giá được hiệu quả của các hoạt động quảng bá để từ đó đưa ra một chương trình hành động tổng thể. (Hiểu nôm na là thiết kế công trình và dự trù chi phí)

Giả sử một nhà marketing lựa chọn thông cáo báo chí và tổ chức sự kiện ra mắt cho sản phẩm, việc cần làm là suy nghĩ nội dung cho bài PR và chủ đề cho sự kiện. Việc triển khai phải đến tay những người có chuyên môn thực hiện tốt nhất từng công đoạn. Như để viết một thông cáo báo chí phải để người có khả năng viết lách với văn phong báo chí đảm nhiệm, hay việc tổ chức event phải để một đơn vị chuyên tổ chức sự kiện đảm nhiệm, như vậy mới phát huy được tối đa hiệu quả cho từng hạng mục (Hiểu nôm na là các kỹ sư triển khai thi công). Thật khó khăn cho một Marketer khi phải vừa lập kế hoạch, vừa thực hiện triển khai, "năng suất" không thể cao được khi thiếu tính tập trung.

Xác định mục đích


Marketing online chỉ là một trong số các công cụ phục vụ marketing chứ không phải là marketing. Một sự ngộ nhận tai hại khi đánh giá một anh thợ "quảng cáo online" là người giỏi marketing, trong khi chínhcái định nghĩa về marketing còn chưa rõ ràng (trừ trường hợp nghĩ mình là ngoại lệ). Bất kể một ai có ý định đi học những lớp gọi là "marketing online" cần phải xem xét vấn đề là xác định mục đích sử dụng các công cụ online để làm gì, muốn dùng nó để (1) phục vụ kinh doanh cho mình, hay (2) phục vụ kinh doanh cho người khác?

Cũng giống như marketing truyền thống kể trên, việc đưa ra kế hoạch quảng bá đòi hỏi sự hiểu biết nhất định trong từng hoạt động truyền thông để giám sát và đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, việc lên kế hoạch và việc triển khai là hai việc hoàn toàn khác nhau, mặc dù nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong marketing online cũng y chang vậy, trước khi quyết định bỏ tiền đi học, hãy xác định mục đích trước tiên đã.

(1) Công cụ phục vụ kinh doanh



Nếu muốn kinh doanh, cái chúng ta (vì trong đó có tôi) cần biết, thậm chí phải biết rõ là hiệu quả đem lại cho doanh nghiệp khi sử dụng kênh truyền thông hoặc các công cụ quảng cáo online ra làm sao, từ đó để đưa ra những phương pháp và theo dõi, đánh giá hiệu quả của từng phương pháp mang lại. Lúc này chúng ta đang tư duy theo cách của một marketer đúng nghĩa chứ không phải người làm kỹ thuật quảng cáo.

Trên góc độ này, chúng ta sẽ phải tìm hiểu để biết "nó" là gì và hiệu quả ra sao. Chúng ta phải hiểu được hiệu quả to lớn của SEO mang lại, nhưng không có nghĩa ta phải biết làm SEO. Chúng ta phải hiểu tác dụng của Email marketing để có thể soạn email (vì việc này cũng đơn giản) chứ không cần phải biết viết phần mềm gửi Email và quan tâm tỷ lệ inbox. Chúng ta phải hiểu những công cụ trong quảng cáo Facebook để xây dựng nội dung và lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp, không có nghĩa là chúng ta phải biết làm những thủ thuật như tăng Like, tăng Sub, tăng Reach...hay tìm hiểu lý do vì sao quảng cáo không "cắn tiền" (mượn từ của các bạn iSocal). Hay SMS, OTT, banner, PR báo chí cũng vậy, có những việc quá đơn giản và mất chút thời gian thì tự làm được. Quan trọng là phải biết và hiểu từng công cụ có hiệu quả thế nào với chiến dịch marketing của mình.

Muốn biết kiến thức ở đâu để hiểu những công cụ này thì chỉ cần bỏ 3s hỏi Google là ra cả tỷ kiến thức, việc đi học là không cần thiết và tìm hiểu về nó cũng chẳng mất nhiều thời gian đâu. Từ đó có nhiều chuyên tâm hơn cho việc lên kế hoạch marketing, làm sao để bán được hàng, tăng nhận diện thương hiệu, định vị điểm mạnh so với đối thủ, chăm sóc khách hàng, tạo sự kiện, chiến dịch hậu mãi...vân vân - một đống việc cần làm, chứ không phải mất thời gian để mò mẫm xem cách SEO onpage hay off page dư lào, tăng tỷ lệ inbox email, tăng reach cho quảng cáo Facebook ra sao...mây mây. Đó không phải là công việc của một người làm Marketing mà là việc của những anh thợ, những người có thể phát huy tốt nhất hiệu quả công cụ quảng cáo.

VD: Lúc tôi còn phụ trách marketing cho một công ty vận tải, tôi chẳng tội gì phải mất công tìm hiểu cách thiết kế website làm gì, người có chuyên môn làm sẽ tốt hơn. Sau khi có website, tôi tự viết bài nhờ vào chút khả năng viết lách để tạo sự khác biệt so với các công ty khác.Sau đó tôi lựa chọn kênh quảng bá online phù hợp với từng thời điểm và mục tiêu kinh doanh của công ty. Từ tháng 9 - tháng 4, tôi quảng cáo Google để cho thuê xe, dùng email để chào hàng công ty trung gian và dùng SMS để chăm sóc khách hàng. Vào hè, tôi dùng thêm quảng cáo Facebook nhưng không phải bán dịch vụ "cho thuê xe" mà là "tour du lịch", vì tôi hiểu đối tượng trên Facebook là ai và mình cần làm gì. Cụ thể hơn còn nhiều râu ria về kỹ thuật và tôi không nên đụng tay, trừ những thứ quá đơn giản như gửi SMS hay quan trọng hơn là bài viết và đặt Tittle quảng cáo, vì tôi thấy mình có thể làm tốt. Quan trọng là tôi hiểu và biết cần phải làm gì để giám sát, việc còn lại cần để những người chuyên kỹ thuật thực hiện.

(2) Phục vụ kinh doanh cho người khác
Là một người từng xuất phát từ nghề quảng cáo 4 năm trước, lúc đó đến Nova và Clever còn chưa có tên tuổi, thị trường còn mới đến mức phải giới thiệu cho nhiều doanh nghiệp biết đến "quảng cáo Google" là gì, quảng cáo Facebook khi đó chỉ có banner chứ không đa dạng như bây giờ. Đến nay thì tôi không còn theo nghề quảng cáo online nữa nhưng vẫn cập nhật những thông tin mới trong lĩnh vực online. Là người nghiên cứu nhiều về marketing và có chút hiểu biết về marketing online, tôi mạnh dạn chỉ ra sự khác nhau trong tư duy giữa 2 nhóm người trong mục đích sử dụng marketing online. Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo online bán kỹ năng đó cho những người kinh doanh khác, thì việc đi học có thể là cần thiết (nếu bạn nghĩ vậy).

"Dạy marketing online" đến nay có thể được coi là một "thị trường" đầy hỗn loạn, khi mà bất cứ ai với một lượng hiểu biết nhất định đều có thể mở lớp để dạy những người "không biết gì" hoặc "biết như không". Hoặc tệ hơn có những người mở lớp dạy người khác sau khi vừa đi học một lớp "dạy marketing online" khác của một người khác nữa..blah.bla. Đôi khi họ đi dạy mà chính họ cũng chẳng phải là người hiểu biết gì về Marketing online, một khái niệm đang bị đánh đồng với "quảng cáo online".

Cách đây mấy tháng, khoảng tháng 10, tôi thấy một quảng cáo "dạy marketing online" của một Page với tên "idea marketing", tôi sẽ chẳng nói đích tên ra nếu Page idea marketing này vẫn còn. Thời điểm tôi thấy quảng cáo và bấm thử vô, một cái Page được lập cách đây gần 1 tháng, khoảng vài trăm Likes và không hề có lấy một tương tác thành viên, tôi vừa mắc cười lại vừa bực mình. Tôi cười vì thấy một nơi tổ chức "dạy marketing online" mà chính cái Page của họ chẳng ra thằng hồn nào. Tôi bực vì chính những cá nhân/nhóm như thế này đang làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh những người yêu thích quảng cáo online với niềm vui chia sẻ kiến thức đầy hữu ích cho rất nhiều người khác.

Còn có những người thể hiện sự "nguy hiểm" khi đi dạy một kiến thức đơn giản với những người không biết gì, trong khi nếu họ quan tâm thì chỉ cần bỏ ra vài ngày tự tìm hiểu là hoàn toàn có thể thực hiện được. Như lần tôi vào làm Sale cho vatgia.com tại trụ sở Lữ Gia-Q.12, nghe nói mời  một "chuyên gia" về Google adwords đến truyền đạt kiến thức. Những ai chỉ cần biết về Google adwords đều biết nó có cái mẹ gì nguy hiểm đâu mà theo như "chuyên gia" ấy nói: "Quảng cáo Google như một trận chiến "sinh tử" đầy khó khăn". Tôi nghe xong bài diễn văn tầm 15 phút của vị "chuyên gia" rồi xin phép đứng dậy ra ngoài. Larry Page của Google nghe thấy vậy chắc bối rối lắm, trong khi bất kể một cửa hàng nào sở hữu một Visa, dành chút thời gian tìm hiểu cũng có thể tự setup một chiến dịch dễ dàng. Chia sẻ kiến thức là quý, nhưng đừng nghiêm trọng hóa vấn đề lên như vậy chứ, sợ chết đi được ý.

Nhận dạy MKT online nè :D
Hãy nhớ rằng những người đi dạy và giỏi thực sự về Marketing online là những người tự bỏ công sức nghiên cứu. Từ khi Việt Nam mới có internet, Google, email, Facebook... chẳng có ai đến Việt Nam để dạy cả, tất cả là sự tự nghiên cứu của một cộng đồng nhỏ bé, rồi mở rộng nó bằng cách truyền đạt, dạy học. Giống như ngày xưa chúng tôi mày mò tìm cách tăng CTR của Facebook ads, hay "tội phạm" hơn là cách chạy Google bằng Cc chùa vậy. Bạn có thể rút ngắn quá trình tự luyện bằng cách bỏ tiền đi học, tùy bạn. Nhưng hiện nay có rất nhiều người thành thạo các công cụ quảng cáo online và sẵn sàng chia sẻ miễn phí kiến thức của họ, thật tuyệt vời phải hem?

Hãy đề phòng những lớp "dạy marketing" bởi vì không phải ai đi dạy cũng lợi hại như bạn nghĩ, trong khi nếu bạn tự bỏ sức để tập trung nghiên cứu (kiến thức trên mạng đầy rẫy) thì chính bạn, đôi khi cũng có thể làm "thầy" người ta chứ chẳng chơi. Và tôi đã chứng kiến trường hợp như vậy rồi, không tự học được thì bỏ tiền đi học, thiệt dễ hiểu con đà điểu.

Vậy đó, trước khi quyết định bỏ tiền đi học marketing online, hãy xác định xem mình muốn làm marketing và sử dụng online như một công cụ phục vụ kinh doanh, hay mình muốn trở thành một ông "thợ" chuyên về các kỹ thuật/thủ thuật quảng cáo. Nếu để kinh doanh, việc tự tìm hiểu là đủ và không cần chuyên sâu về kỹ thuật. Nếu muốn trở thành thợ, hãy tìm những "nhân tố" được biết đến nhiều trong cộng đồng quảng cáo online để học hỏi từ họ và song song với việc tự nghiên cứu.
Hãy xác định rõ mục đích trước khi bỏ tiền theo học, và không phải chỗ nào "dạy" cũng đáng để"học".

Thân thắng & quyết ái !

Cái thói "Miễn phí"


"Chuyện ngày xưa kể rằng có một vị vua Hi Lạp được tiếng là thông minh đức độ cai quản một xứ sở thanh bình an khang. Ông có một thư viện thu thập cả chục ngàn cuốn sách suốt lịch sử văn minh loài người và có ước muốn là chia sẻ những kiến thức khôn ngoan này cho trăm họ.

Ông triệu 500 nhà thông thái nhất của quốc gia và yêu cầu họ cùng nhau ngồi xuống tóm lược mọi "tinh túy văn hóa" nhất của nhân loại vào một vài lời dễ hiểu (thay vì một thư viện sách) để mọi người dân cùng thấm thía đạo của trời và của người. Sau hơn một tháng, 500 nhà thông thái đưa lên một văn bản 5 trang là công trình tóm lược. Vị vua thấy vẫn còn quá phức tạp, dân thường không ai có thể thấm nhuần được tư tưởng kiểu này. Sau đó là một tóm lược còn 3 trang, rồi 1 trang rồi 1 phân đoạn. Nhưng vị vua vẫn không vừa ý. Cuối cùng ông cười hả hê khi vị đại diện trao cho ông cái túi khôn ngoan của nhân loại trong một câu văn độc nhất, "Không có bữa ăn nào miễn phí cả" (there is no free meal)."

Bạn Hiền Sio với lần "làm mưa làm gió" qua vụ hàng ngàn người chen nhau bẹp ruột để tranh ăn sushi miễn phí. Rồi lần này, bác Dũng lò vôi lại tạo mưa gió với việc miễn phí vé thăm quan Đại Nam. Mặc dù mục đích của hai người này là khác nhau hoàn toàn, nhưng chúng đều có điểm chung là đều có thể biến dân ta thành những chú "thiêu thân" dễ thương với mồi câu "Phờ ri" đầy hấp dẫn nầy.

Thông thường nghe đến từ "miễn phí" thì ít ai nghĩ đến cái lý do đằng sau của nó là gì. Túi khôn của nhân loại luôn luôn đúng, tuy nhiên dân ta nghèo riết nó quen, khổ riết đâm ra xuất hiện thói tiểu nông vì thế cứ cái gì có lợi là vơ, là vét. Làm gì thì làm chứ thấy được lợi là "ăn", lúc đó cái chữ "MIỄN PHÍ" nó to quá, che hết những thứ đằng sau rồi. 

Zoom rộng ra chút, nhìn vượt khỏi hai chữ "miễn phí" kia để xem:

Ah, Hiền Sio làm vậy là để tạo Fame giúp bạn ấy PR cho công việc kinh doanh của mình, điều này không vấn đề gì cả, nhưng chính cái "mồi câu" miễn phí ấy đánh đúng cái tạm gọi là "bản chất tiểu nông" biến dân mình thành lũ cá Piranha háu đói, dẫm đạp lên nhau để tranh giành miếng ăn. Xét về hiệu quả để PR thì Hiền Sio đã thành công rực rỡ, nói về góc độ marketing thì mình có thể viết cả bài nghìn chữ để nói đến concept truyền thông này, nó cũng như trường hợp "vô tình" rò rỉ ảnh "nữ hoàng cạp đất" mặc bikini của Vietjet Air thôi. Nhưng cái đáng suy ngẫm chính là sự thành công quá rực rỡ đó của Hiền Sio lại một phần phản ánh cái thực trạng "đáng không vui" của dân mình. 
Miễn phí là thích, là phải đấu tranh, bon chen bằng mọi giá để cuộc đời mình "lời lãi" ra được vài miếng Sushi.

Ah, bác Dũng lò vôi là một doanh nhân giàu có, muốn cống hiến để đời cho đất nước bằng công trình oành tá tràng, phục vụ lợi ích của nhân dân về nhu cầu giải trí, nhân văn hơn nữa là tạo chốn "miễn phí" nơi đất phật để mọi người được tận hưởng sự thanh tịnh nơi cửa phật. Hành động mở cửa miễn phí của ông thể hiện sự bất lực và bất mãn với chính quyền Bình Dương khi mà sự cống hiến của ông cho tỉnh lại được đáp trả bằng sự sách nhiễu của chính quyền. Việc làm này có thể hiểu là sự "đe dọa" và có thể là "phát súng cuối cùng" về sự cống hiến của ông cho tỉnh Bình Dương. Và cái nguyên nhân đó khiến hàng trăm ngàn người hát lại bài ca "đoàn quân Việt Nam đi" thẳng tiến Bình Dương.
Chẳng quan tâm ông Dũng lò vôi là ai hay vấn đề của ông là gì, quan trong là cuộc đời mình "lời lãi" được 150k tiền vé vào thăm quan Đại Nam.

Dân mình có câu "Đi ngoài phải lời ra cái đánh rắm", nghe câu đó mà đắng nòng mãnh liệt. Mềnh thì dốt văn và cũng ếu thích văn học, nhưng bây giờ đi đâu cũng thấy hình ảnh Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng xung quanh, và nhiều người còn lấy đó làm hình tượng chuẩn mực bằng những câu nói đầy chất "bác học" như "xã hội bây giờ nó phải thế" (Wow! =))). Cái tình huống miễn phí này chỉ là một trong một trăm lẻ một luận cứ để nói về cái tiểu nông của "đại đa số" dân mình. Mềnh thì ko thích cái gì miễn phí, mà thực ra mình chưa nhận được cái gì miễn phí ngoài gia đình mình cả. Thậm chí các mạnh thường quân có làm từ thiện bao nhiêu thì đằng sau cũng có mục đích, hoặc là đánh bóng tên tuổi, hoặc là bỏ tiền từ thiện để thấy lòng thanh thản hơn.

Tạo hóa sinh ra vạn vật là để CHO và NHẬN, ta ăn 1 kg cơm thì cũng sản xuất 7 8 lạng "chất hữu cơ" khác, còn lại được chuyển hóa thành năng lượng và dinh dưỡng. Ta hít 1 lít không khí thì phải trả lại tự nhiên đủ 1 lít. Tất cả luôn cân bằng, đó là quy luật, đừng để cái chữ "FREE" nó to quá và rồi biến thành công cụ cho kẻ khác, hay ít ra cũng thành chương trình thư giãn cuối tuần cho các cường quốc phát triển khác. Đừng để tụi nước ngoài nhìn vào và gọi chúng ta là "nigga". (ko hiểu thì tự hỏi anh Gú Gồ heng!)

Sẽ có nhiều người nói mình phiến diện, thực ra phải công nhận đây là góc nhìn tiêu cực cho vấn đề này, và chẳng khó khăn gì để viết dăm ba đoạn để ca ngợi những cử chỉ miễn phí đầy tính "nhân văn" và "sáng tạo" đó. Quan trọng là phải nhìn nhận vấn đề này thật nghiêm túc, một xã hội vốn dĩ đã thất bại về nhiều mặt dưới việc xây dựng nửa mùa của thế hệ ông cha ta ( http://goo.gl/6kLnII ), thì người trẻ tụi mềnh chính là đầu tàu cho sự tiến bộ về nhận thức và văn minh của xã hội Việt sau này. Một trong những bài học luôn phải ghi nhớ: "Không có bữa ăn nào miễn phí cả"

Thân thắng & quyết ái!

Sell me this pen !

Sell me this pen !
Đây là câu nói cứ ám ảnh tôi sau khi xem xong bộ phim "The Wolf of Wall street" dài 3 tiếng, được xây dựng dựa trên cuốn "nhật ký trong tù" cùng tên của tác giả Jordan Belfort, người từng được mệnh danh là "Sói già phố Wall", ông đã từng gặt hái thành công lớn trên thị trường chứng khoán Mỹ những thập niên 80 nhờ những mưu mẹo và khả năng bán hàng đỉnh cao của mình. Tất nhiên cái thành công của ông là một hình thức bất hợp pháp, nhưng để thực hiện được nó thì đòi hỏi một trình độ bán hàng bậc thầy, và câu nói nổi tiếng thể hiện tài năng của gã Sói già này chính là "Sell me this pen!"


Vốn dĩ tôi đã biết về tác giả trước khi xem bộ phim, đặc biệt là bị kích thích với câu chuyện cuộc đời về những kẻ vô cùng tài năng và hiểm ác, giống như một nhân vật lẫy lừng khác có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Mỹ là John Perkins qua cuốn sách "The confession of an economic hitman" (Lời thú tội của một sát thủ kinh tế). Những nhân vật như Belfort hay Perkins đã đem đến cho nhân loại biết đến rất nhiều mặt trái trong lĩnh vực kinh tế, những người như họ giúp ta biết đến những mặt trái để đề phòng, mặc khác còn để học hỏi tài năng của họ, một vũ khí giúp họ thực hiện những chuyện "tày đình" nhất thiên hạ này. Lần này, mềnh chỉ đề cập đến câu nói "Sell me this pen" của Jordan, để xem có thể học hỏi được gì từ nhân vật này.

Cái bẫy của Jordan



Đây là trích đoạn cuối cùng của bộ phim, sau khi được ra tù và trở thành một diễn giả đào tạo bán hàng (nghề Belfort ngoài đời vẫn đang làm hiện nay), Belfort lấy một chiếc bút, đưa ngẫu nhiên cho 3 người trong hội trường và yêu cầu họ bán cái bút này cho ông ta. Chúng ta thấy, ngay khi được yêu cầu, cả 3 người đều tập trung mô tả, giới thiệu và chém gió về cây bút mà chẳng quan tâm kẻ đối diện là ai, và họ có nhu cầu gì. Đây chính là cái bẫy "không chịu hiểu khách hàng" và hùng hục chém gió mà rất rất nhiều Saler mắc phải, bản thân tôi cũng dính khi mới chân ướt chân ráo bước vào nghề Sale.

Jordan Belfort cũng nói cái bẫy "Sell me this pen" này của ông khiến cho rất nhiều người nghẹn họng, trong đó có cả những người từng là nhân viên của ông. Vấn đề ở chỗ là bất cứ người nào khi được hỏi, họ đều "bị" tập trung vào chiếc bút mà quên mất việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Belfort trả lời trên Globe: "Trước khi bán một cây bút cho bất kỳ ai, tôi cần phải biết thông tin về người đó, nhu cầu của họ là gì và họ dùng loại bút nào".

Tìm chỗ ngứa để gãi
Nếu chưa biết gì về nhu cầu của khách hàng, thay vì tập trung giới thiệu về cây bút theo kiểu amater thì việc cần làm lúc này là tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Xoay quanh câu hỏi nổi tiếng này, tôi ưng ý nhất về một bài viết với một đoạn hội thoại giữa anh chàng nhân viên và vị CEO của mình:

Tôi: Lần cuối cùng anh dùng bút là khi nào?
CEO: Sáng nay.
Tôi: Anh có nhớ mình dùng loại bút nào không?
CEO: No.
Tôi: Vậy anh có nhớ mình dùng nó vào việc gì không?
CEO: Yes. Tôi ký vài hợp đồng với khách hàng.
Tôi: Well. Đó là việc tuyệt vời nhất cho một cây bút.

Chỉ với việc đặt ra 3 câu hỏi để biết được mục đích sử dụng bút của khách hàng là gì, rồi sau đó đề cao mục đích sử dụng đó của khách hàng. Khéo léo cho họ biết rằng đó không chỉ đơn thuần là cây bút, mà đó còn là những "hợp đồng khách hàng" của anh. Từ đó, giá trị của cây bút không còn nằm nằm ở cây bút nữa mà hướng trọng tâm của vị CEO đến những hợp đồng của mình, một mục đích quá bình thường nhưng rất đỗi giá trị.

Tạo chỗ ngứa để gãi
Cũng trong bộ phim, khi đang ngồi chém gió với các đồng nghiệp, Belfort đố cái gã mặt mũi hổ báo nhất bọn bán cho mình cây bút. Với vẻ mặt đầy nạnh nùng, gã đó yêu cầu Belfort ký tên mình ra, đó là lúc Belfort nhận ra nhu cầu cấp bách phải thực hiện, đã có nhu cầu thì ắt phải mua, mặc dù nhu cầu đó là do sự tác động của gã hổ báo kia chứ không phải xuất phát từ chính bản thân. Cùng quan sát clip này để thấy nè:


Ah, dưới mục comment của clip này, có rất nhiều thanh niên nói rằng họ cũng được đặt một câu hỏi tương tự trong lúc đi phỏng vấn, dưới đây là tui trích một comment tiêu biểu:
"Did this during a recent job interview, the interviewer asked me to sell me the pen. So I told him to write his name. Then he opened his desk drawer and took another pen. Lol we had a good laugh about it. He gave me the job. Cause he said, all the other guys was just mumbling why he would want to buy the pen."

Tạm dịch: Trong lần phỏng vấn, thằng phỏng vấn bảo tao bán cho nó cây bút. Song tao mới bẩu nó thử viết tên nó ra. Thế rồi nó mở ngăn kéo rồi lấy ra cây bút khác. Lúc đó tụi tao được một trận cười vỡ bụng, thế là tao được nhận. Hắn nói, những thèng khác toàn thao thao tìm cách giải thích tại sao tôi lại muốn mua cây bút này.

Tất nhiên, để bán hàng giỏi còn phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan từ phía khách hàng, kỹ năng giao tiếp, sự hiểu biết và cả sự may mắn nữa. Tuy nhiên, có lẽ không thừa khi nói rằng cái bẫy của Jordan Belfort vẫn làm nhiều, thậm chí rất nhiều những Saler phải đau đầu và đặt câu hỏi "because star" (Vì sao?). Điều giá trị nhất chúng ta học được từ câu nói nổi tiếng này của Belfort chính là: Hãy tập trung vào khách hàng chứ không phải là sản phẩm, họ cần biết lý do tại sao họ nên mua sản phẩm chứ họ không quan tâm sản phẩm của bạn là cái gì. Nếu không hiểu khách hàng, quá trình mua bán sẽ trở nên vô nghĩa và không có kết quả. Hãy đặt câu hỏi để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. 
Hãy bán cái họ cần chứ đừng bán cái ta có!

Thân thắng & quyết ái!

5 giác quan tại điểm bán hàng

Chiều nay trời mưa, chắc chuyển mùa rồi, ngồi ban công ngẩn ngơ ngắm trời đất như thằng dở hơi. Thực ra lý do là do trời mưa, đất ẩm bốc lên cái mùi thơm quen thuộc mà lâu lâu lắm lắm mới ngửi thấy, nó làm tôi nhớ đến thời trẻ trâu ở quê, cứ sắp mưa là cả lũ trẻ con xóm cầm súng bắn dây thun "hand made" đi bắn chuồn chuồn. Aizzz, cứ thi thoảng ngửi thấy cái mùi này lại làm tôi nhớ về tuổi thơ dữ dội ấy, những năm tháng ngây thơ, hồn nhiên như cô tiên đã qua, ôn lại ký ức cũng đủ tự mỉm cười và nhẹ lòng hơn.

Thôi, bốc phét đấy, tuổi thơ tôi êm đềm lắm chứ không có rữ rội đâu, văn thơ tôi chả lai láng gì, đọc mắc ói ráng chịu. Đến đây tôi tự hỏi tại sao ngửi mùi mưa ấy lại khiến tôi nhớ về tuổi thơ? Nếu nhìn dưới góc độ marketing thì đó chính là một dạng liên tưởng thương hiệu. Nhân ngày trời mưa và 1 tiếng ngẫu hứng, tôi xin tản mạn, huyên thuyên về những gì tôi thấy, tôi nghĩ về việc cảm nhận bằng 5 giác quan trong marketing. Kể chuyện và tâm sự nà chính, heng!

Được rầu, quay trở lại với cái thị trường buôn bán đầy hỗn loạn của chúng ta, tôi thấy rằng các cửa hàng đang kinh doanh, từ mặt đường đến mặt ngõ, họ rất ít khi để ý (hoặc không biết) đến việc xây dựng những đặc điểm liên tưởng cho riêng mình. Ở đây tôi sẽ chỉ đề cập đến những đặc điểm liên tưởng trong môi trường kinh doanh "tại điểm bán hàng" là các cửa hàng trên đường phố, và tôi tin chắc nếu chúng ta để ý đến những điều này thì hiệu quả mang lại sẽ tốt hơn rất nhiều.
Áp dụng nguyên lý của các giác quan để xây dựng những liên tưởng nhận biết, tại sao không?

Đầu tiên, về mặt "thể xác", người bình thường chúng ta tiếp nhận các thông tin và cảm nhận những gì diễn ra xung quanh bằng 5 giác quan của cơ thể. Tất nhiên là những người kém may mắn thì họ không có đủ 5 giác quan này, và cũng chẳng mấy ai có thêm một giác quan khác để ngoại cảm hay tiên tri cả. Chúng ta chỉ có 5 cái ăng-ten để thu sóng tất cả mọi sự vật, sự việc, vì thế trong sách lược tiếp cận khách hàng tại điểm bán hàng, việc hiểu và áp dụng những nguyên lý này là vô cùng hữu ích. Chúng ta cùng nhau xem xét từng cái ăng-ten một.

Thị giác



Nhìn, tất nhiên là nhìn, bạn khen tôi đẹp zai (hiển nhiên) hay chê một cô gái xấu vì bạn có thể nhìn. Thị giác là giác quan nhận biết quan trọng nhất, chúng ta đang xét đến các cửa hàng. Có rất ít những cửa hàng mà khi đi qua tôi bị ấn tượng và chú ý đến, hay chí ít là nhận biết được nó là thương hiệu đại diện cho cái gì. Cũng dễ hiểu thôi bởi vì các chủ cửa hàng mở ra đều ít quan tâm đến việc tạo ra những đặc điểm khiến người qua đường chú ý, và vì thế khiến cho nhìn ông nào cũng như ông nào, chẳng có gì đặc biệt cả.

Thử nghĩ đến Nón Sơn, ah cái màu hồng đáng yêu cùng với những chiếc mũ được sản xuất bằng chất liệu tự nhiên, chất lượng cao và đắt lòi mồm (tôi nghèo nên tôi nghĩ thế, hiu hiu). Hay đi đường nhìn thấy cửa hàng có biển với tone màu cam với nâu, nhìn từ xa cũng đoán ngay nó là Hồng Lam (các bạn trong SG chắc ít người biết)...etc. Nói về các đặc điểm nhận diện bằng thị giác thì có một tỷ lẻ một cách để gây sự chú ý và giúp khách hàng nhận biết thương hiệu. Vì nó quá nhiều và hiển nhiên ai cũng biết, nên chúng ta sẽ đề cập nhiều hơn đến việc thu hút khách hàng bằng cách tác động đến những giác quan còn lại.

Thính giác



Có lần tôi đang ngồi uống nước dừa ở công viên Hoàng Văn Thụ, có tiếng nhạc từ một chiếc xe bán kem phát ra. Tôi tự hỏi là tại sao khi nghe thấy tiếng nhạc đó thì tôi biết ngay đó là xe bán kem? (ai cũng biết nhưng không phải ai cũng tự hỏi điều này). Nó cũng giống như khi nghe một tiếng chuông điện thoại là biết ngay đó là chiếc iphone hay Sony vậy. Việc sử dụng âm nhạc làm nhận diện đã quá phổ biến đến mức chúng ta không nhận ra, đặc biệt là trong các TVC quảng cáo trên truyền hình. Âm nhạc có tác động mạnh đến tâm trí chúng ta không kém gì hình ảnh. Tôi rất thích bài hát "Titanium" và cứ nghe thấy bài hát đó là tôi nghĩ ngay đến quảng cáo của Close-up. Thế tại sao các cửa hàng không sử dụng âm nhạc để làm nhận diện cho mình?

Dễ dàng bắt gặp những cửa hàng, siêu thị dùng loa bật nhạc thật to để thu hút chú ý của người đi đường. Vấn đề ở chỗ là có rất nhiều cửa hàng cũng làm như thế, việc đó chỉ đáp ứng được tác dụng "gây sự chú ý" tại thời điểm đó nhưng cũng chẳng có gì khác với những cửa hàng bật nhạc khác. Nếu bạn có cửa hàng, hãy xem xét yếu tố sử dụng âm nhạc để gây sự chú ý, và đặc biệt là hãy chọn cho mình một loại nhạc cụ thể. Nếu một cửa hàng bán đồ trẻ con chỉ bật một vài bài hát thiếu nhi như "con cò bé bé" hay "một con zịt" và cứ lặp đi lặp lại, ngày qua ngày mọi người sẽ nhớ đến cửa hàng đó hơn là những cửa hàng đồ trẻ con khác mà bật đủ loại nhạc từ Lệ Rơi đến Lệ Quyên.

Nổi tiếng nhất phải kể đến quảng cáo bá đạo một thời của máy lọc nước Kangaroo. Có những siêu thị điện máy luôn spam điệp khúc "máy lọc nước hàng đầu Việt Nam" để quảng cáo cho hãng chuột chù này, nghe mà muốn điên tiết, nhưng công nhận nó hiệu quả thật. Sử dụng âm thanh, âm nhạc để gây chú ý mới chỉ là bước đầu. Đừng chỉ hát, cái quan trọng là "hát cái gì" mới giúp khách hàng nhớ đến bạn rõ ràng hơn.

Khướu giác



Lúc tôi còn ở đường Vũ Phạm Hàm, cạnh nhà có một cửa hàng vừa sản xuất vừa bán bánh ngọt của một anh tên là V. Cái khúc đường gần Trần Duy Hưng này chỉ nổi tiếng về dịch vụ chở gái Karaoke ôm thôi, cho nên cửa hàng của anh V rất ế ẩm. Anh V nghĩ ra một cách đó là cứ nhằm vào giữa trưa và giờ tan tầm (khoảng 4h-6h) là hai vợ chồng anh mở lò nướng bánh, dùng một cái quạt điện to tướng thổi mùi ra ngoài đường. Ôi cái mùi bánh thơm nức mũi, nó phả ra vào đúng cái giờ hoàng đạo mà người ta bắt đầu thấy đói nữa, rồi chuyện gì đến cũng đến. Sau một tháng, lượng khách hàng ghé đến mua bánh của anh V bắt đầu tăng và tình hình có vẻ ngon lành hơn. Thiệt là hay quá đi mà.

Câu chuyện khác, tôi có quen một người bạn tên L có một shop quần áo trên đường Láng, tôi ít khi mua quần áo nhưng mỗi lần mua là lại đến đây. Cửa hàng của L treo rất nhiều túi sáp thơm mùi cafe, ngửi là phê liền, đã phê là muốn mua liền. L chia sẻ đây là cách để giúp khách hàng nhớ đến mình mỗi lần ghé vào, vì khu vực này khó bán thời trang lắm, nên việc khiến khách hàng nhớ đến là việc ưu tiên hàng đầu. "Biết đâu người ta uống cafe lại nhớ đến cửa hàng của mình thì sao, hihi", L nói vui vậy. Nhưng quả thực là đến chính bản thân tôi cũng bị ghi nhớ đến cửa hàng của L, không chỉ vì quen biết mà nó còn làm tôi bị kích thích không hề nhẹ khi nhớ đến mùi thơm cafe trong một cửa hàng thời trang. Thật khác biệt và cũng thật đặc biệt, nhể!

Mùi hương khiến cả các nhà khoa học và các nhà marketing quan tâm sâu sắc vì khả năng gợi nhớ ra các ký ức. Chúng ta chắc hẳn cũng có lần tình cờ ngửi thấy một mùi hương và nhớ đến một khoảnh khắc nào đó trong quá khứ, như việc cứ ngửi thấy mùi hôi nách là tôi lại nhớ đến con bạn ngồi cạnh hồi cấp 2 vậy. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng mùi hương là việc có thể giúp tạo nên một liên tưởng thương hiệu mạnh mẽ, điều này ít được áp dụng nên ít người để ý, nhưng quả thực nó rất đáng để xem xét.

Xúc giác



Tôi nhớ mãi một siêu thị điện máy X nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh, khúc ngã tư giao Kim Mã. Cứ mỗi khi trời nắng nóng mà dừng đèn đỏ ở đây thì "sướng tới đỉnh" luôn, cửa siêu thị mở to và khí lạnh từ trong siêu thị phả ra ngoài. Khi thời tiết chuyển lạnh, siêu thị này không còn gì thu hút hơn so với các siêu thị điện máy khác, nhưng tôi vẫn cứ nhìn vào nó mỗi khi đi qua. Không biết đây là cố tình hay vô tình, nhưng nó đã khiến tôi nhớ đến sâu sắc trong tâm trí.

Về cái giác quan đậm tính "xác thịt" thế này thì hơi tối ý tưởng thật, nó thường gắn liền với chất lượng dịch vụ khi khách hàng bước vào chứ hiếm khi mang tính "tấn công" khách vãng lai. Những dịch vụ như Mát-xa hay Mát-gần có thể áp dụng triệt để yếu tố này.

Vị giác


Ảnh chỉ mang tính kinh dị
Giác quan này chỉ dành cho ngành kinh doanh thực phẩm, nó phụ thuộc vào đặc tính và chất lượng sản phẩm khi khách hàng đến mua hoặc thử sản phẩm. Tiêu biểu như bạn có thể thử ăn ô mai (xí muội) ở Hàng Đường, hay những chiến dịch tiếp thị như uống thử miễn phí chẳng hạn. Thực ra nói về yếu tố vị giác này có lẽ hơi thừa, bởi nó phụ thuộc vào bản chất sản phẩm chứ không mang tính mời gọi khách hàng. Ngon hay không phải thử mới biết, nếu không thử thì chỉ có cách gián tiếp làm cho nó "có vẻ ngon" bằng cách tiếp xúc thị giác (hình ảnh hấp dẫn) hoặc khướu giác (mùi thơm hấp dẫn).

Như vậy trong tất cả 5 giác quan của chúng ta, những nhà kinh doanh và marketing (tại điểm bán hàng) cần đặc biệt chú ý hơn đến việc tiếp cận khách hàng bằng những giác quan khác có tác dụng hiệu quả như "thính giác" và "khướu giác" chứ không chỉ có thị giác. Việc thu hút chú ý bằng "xúc giác" và "vị giác" có vẻ hơi tối nghĩa và khó triển khai, nhưng việc hiểu và kết hợp các yếu tố một song song với nhau có thể sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Trong môi trường kinh doanh tại điểm bán hàng đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt, và ngày càng có nhiều cửa hàng mở ra có đặc điểm same same nhau, việc cố gắng thu hút chú ý của khách hàng bằng cách đầu tư hình ảnh (quy mô, màu sắc, ánh sáng, trang trí...) là chưa đủ. Hãy cố gắng tận dụng triệt để những yếu tố giác quan khác để xây dựng định vị tốt nhất trong tâm trí khách hàng giữa thị trường đầy hỗn loạn này.

Đến đây thì bị tắc ý tưởng, tạm dừng ngắm mưa tiếp vậy @@!
Thân thắng & quyết ái!


Ngành bán lẻ - Xu hướng tất yếu


Cách đây mấy tháng, tôi có về nhà và thấy bố tôi "lướt web" như thanh niên cộng đồng mạng. Thực ra là bố tôi đang tìm mua chiếc điện thoại mới, lần này chơi hẳn sờ-mát-phôn cho nó máu, thay vì chỉ dùng chiếc nokia nghe gọi cũ. Tôi thấy ông đang truy cập thegioididong.com, tôi mới hỏi:
- Ngày trước (cách đây khoảng 5 năm) thấy bố tìm trên vatgia.com cơ mà
- Trước không có bọn thegioididong này thì mới tìm trên đấy, bọn này toàn điện thoại dễ tìm hơn, chứ vatgia nó loằng ngoằng lắm.

Rõ ràng, cái thời "thập cẩm" trong thị trường bán lẻ nói chung và thương mại điện tử (TMĐT) nói riêng đã qua lâu rồi. Cái thời khi mà sự cạnh tranh còn hạn chế thì các doanh nghiệp bán lẻ "thập cẩm" vẫn sống tốt. Thế nhưng khi mà mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, càng ngày càng nhiều kẻ muốn tranh dành miếng bánh bán lẻ thì lúc này, các doanh nghiệp buộc phải thay đổi chiến lược để củng cố thị phần cho mình bằng hai cách chủ yếu: (1) Đặc trưng hóa(2) Tập trung hóa.

Về góc độ học thuật thì hai chiến lược này quá quen thuộc với những nhà quản trị hay các marketer chiến lược, tôi nói thì lại bảo "lắm mồm, ai chả biết". Tuy nhiên lần này các bác nếu rảnh rỗi thì thử cùng nhau nhìn nhận thực tế thị trường bán lẻ tại Việt Nam để cùng xem lại những gì đã diễn ra. Cơ hội có được dựa trên sự nhạy bén khi nhìn nhận thị trường thực tế mà, biết đâu bất ngờ lại có ai nghĩ ra ý tưởng gì để kinh doanh trong thị trường bán lẻ này thì sao...hihi

Trọng tâm lần này là về TMĐT, một xu hướng hiển nhiên như cô tiên trong thời đại số, tuy nhiên để có một cái nhìn tổng quan hơn về hai quy luật này tại Việt Nam, tôi xin phép đề cập đến cả thị trường truyền thống và thị trường TMĐT, bởi cuộc chiến TMĐT thực chất không khác gì so với thị trường truyền thống cả về tính chất lẫn quy mô. Thậm chí còn luôn luôn có sự cạnh tranh giữa hai thị trường này nữa kia.

1. Thị trường truyền thống
Ngồi trà đá chụp ảnh chơi :P
Chiến lược tập trung hóa
Ngày xửa ngày xưa, khi mà BigC mới có ở Hà Nội và xung quanh còn là bãi đất trống, đồng không mà mông cũng quạnh, người dân Hà Nội vẫn lựa chọn BigC là nơi mua sắm hiện đại và có thể tìm mua every thứ gì tại đây mà không phải lăn tăn về mặc cả hay chất lượng, từ quần áo, giày dép, thức ăn cho đến điện tử, điện thoại và đồ gia dụng. Cũng dễ hiểu bởi khi đó, tên tuổi bán lẻ lớn tại Hà Nội là BigC và Metro, nhưng Metro lại ở quá xa và chủ yếu dành cho những người mua số lượng lớn hơn. Những siêu thị bán "thập cẩm" như thế vẫn có chỗ đứng vững chắc khi mà thị trường bán lẻ còn đang dễ thở, mọi chuyện giờ đã khác.

Ngày nảy ngày nay, khi mua hàng thời trang (ngoài các shop thời trang và các shop thương hiệu lớn) thì người dân Hà Nội sẽ chọn siêu thị M2 hoặc iKi. Khi muốn mua đồ điện máy thì người dân sẽ chọn siêu thị Trần Anh hoặc Media Mart. Muốn mua điện thoại thì người ta chọn siêu thị thegioididong.com hoặc FPTshop. Muốn mua đồ cho em bé thì các mẹ đến Bibo Mart hoặc Con Cưng... chứ chẳng mấy ai khi phát sinh nhu cầu về một ngành hàng nào nói trên lại lựa chọn đến BigC, Metro hay Ocean Mart cả, trừ khi nhu cầu bất ngờ phát sinh trong quá trình mua sắm tại siêu thị. Người ta đến những siêu thị "thập cẩm" như vậy chủ yếu là để mua hàng tiêu dùng và đồ ăn thông thường mà thôi, để ý lượng khách tại các quầy hàng là thấy liền.

Khi mức độ cạnh tranh càng cao thì thị trường bán lẻ đang càng được chia nhỏ. Ví dụ như các siêu thị thời trang phải cạnh tranh với các shop khác tập trung hơn về sản phẩm như "nón Sơn" hay các shop giày dép. Những siêu thị điện thoại phải cạnh tranh với các shop chuyên về dòng máy của Samsung hay Apple... Trong thời buổi cạnh tranh khét lèn lẹt thế này, rõ ràng không còn sân chơi cho những anh "thập cẩm", cần phải linh hoạt để thay đổi chiến lược lúc cần thiết, không một ai có thể tránh khỏi quy luật này (http://goo.gl/1JNLbi). Như Al Ries đã nói, nhiều hơn lại là ít đi và ngược lại.

P/S: Cần phải đính chính rằng thị trường bán lẻ đa dạng ngành hàng vẫn luôn có vị trí rất đáng kể, bởi nhu cầu mua hàng tiêu dùng và thực phẩm của người dân luôn có mãi lực lớn. Chưa kể việc mua hàng trong siêu thị là hành vi được coi là "mua hàng thông minh" ngày nay, khi mà các gia đình trẻ ngày càng chú trọng đến chất lượng vệ sinh ATTP, và họ cũng ngày càng ít thời gian hơn cho việc đi chợ truyền thống. Ở đây chúng ta đề cập đến xu hướng gia nhập thị trường bán lẻ theo hướng tập trung hóa của một số ngành hàng đặc thù.

Chiến lược đặc trưng hóa
Bị ấn tượng nên chụp ngay một tấm :P
Tôi đã đi hầu hết các siêu thị hay trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội và Sài Gòn, thực ra là chỉ vào cưỡi ngựa xem hoa hay xem phim thôi chứ nông dân tiền đâu mà mua mấy món trong đó. Cái mà tôi thấy là tất cả các TTTM đều rất sang choảnh, rất đẹp và... chỉ có thế, chẳng có sự khác biệt rõ rệt nào. Nếu cho tôi đứng tại một quầy trong Vincom center, The Garden hay Lotte, có lẽ tôi chẳng thể phân biệt được mình đang ở đâu. Cũng là những quầy hàng sáng rực và những em gái bán hàng đẹp quá mức cần thiết. Duy nhất có lần tôi vào TTTM là Aeon Mall mà thấy ấn tượng vô cùng, quá đặc biệt, quá khác biệt.

Có lẽ người Sài Gòn ai cũng đã từng vào Aeon Mall và cũng có cảm giác như tôi, một phong cách rất Nhật, rất Doraemon và rất... màu mè. Cái khiến tôi ấn tượng chính là những nét đặc trưng mà không một TTTM nào có được tại đây, sự khác biệt đặc trưng này khiến tôi có cảm tình, giống như đang đi du lịch trong một khu chợ Nhật vậy. Nếu nhắc đến TTTM ở Sài Gòn thì có lẽ tôi chỉ nhớ đến Aeon Mall mà thôi. Sự đặc trưng này chính là điểm khác biệt giá trị mà chỉ Aeon Mall có được.
À, chợ sinh viên thực ra cũng là một dạng siêu thị được đặc trưng hóa đấy. hehe

2. Thương mại điện tử

Chiến lược tập trung hóa
Nhắc đến anh TMĐT lâu đời nhất Việt Nam có lẽ phải nhắc đến anh vatgia.com, một nơi thập cẩm đủ các món tây tàu với câu slogan "thiên đường mua sắm". Quả đúng là thiên đường thật vì khi vào đây, chúng ta có thể tìm mua every thứ gì chúng ta muốn, cũng chính vì cái có thể tìm được "every thứ gì" đó cho nên thời hoàng kim của vatgia.com đến ngày hôm nay đã không còn nữa. Ngày nay, vô hình thì vatgia.com chỉ được biết đến là nơi chủ yếu có những gian hàng bán về đồ điện tử, điện máy của các cửa hàng bán lẻ. Giống như các trang thập cẩm khác như enbac.com được nhắc đến là nơi bán hàng thời trang, hay rongbay.com là nơi tìm mua bất động sản và đồ cũ vậy.

Sự tập trung hóa này đến một cách tự nhiên và "khoa học" ngay trên chính những trang vốn ban đầu là món thập cẩm, và những website TMĐT khác đi sau cũng bắt buộc phải tập trung hóa ngay từ đầu. Như câu chuyện đầu tiên, bố tôi tìm đến thegioididong.com để mua điện thoại thay vì vào vatgia.com như trước đây. Hay khi chúng ta tự hỏi nếu muốn mua quần áo, mua sách, mua đồ ăn... thì chắc hẳn mỗi người sẽ có một địa chỉ riêng cho mình, và chắc chắn những địa chỉ website đó không phải là món "every thứ gì" đó. Lại một lần nữa, bác sĩ chuyên khoa vẫn tốt hơn là bác sĩ đa khoa.

Chiến lược đặc trưng hóa



Đặc trưng hóa trong thị trường TMĐT là những nét đặc trưng về hình thức mua sắm và nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Khi mà các website đang mải mê cạnh tranh nhau về món thập cẩm với các sách lược marketing tẹt bô để tiếp cận khách hàng, thì vào một mùa thu đẹp trời, có một nhóm các anh Groupon xuất hiện như muachung, hotdeal hay nhommua... Tôi chẳng biết anh nào xuất hiện trước nhưng với đặc trưng này, nó đã tạo nên một trào lưu mua hàng mới, đây chính là sự khác biệt mới trong TMĐT. Tuy nhiên Groupon đã không còn là sự đặc trưng vào thời điểm này, khi mà giữa các website Groupon đang ngày một giống nhau, việc các anh cần làm lúc này là tiếp tục thay đổi chiến lược thôi.

Một hiện tượng không thể không nhắc đến lúc này chính là Chotot.vn, website này có đặc trưng là chỉ tập trung khai thác nhu cầu mua bán, trao đổi đồ cũ của mọi người. Chotot.vn, theo tôi thì gã này giống như một tên "very điên" khi "hùng hục" chi tiền tàn bạo cho quảng cáo, hắn không cho kẻ nào khác có cơ hội khai thác thị trường này với hắn. Tên điên này chơi bài đánh phủ đầu và duy trì để găm một đặc tính thương hiệu vào đầu khách hàng một cách quyết liệt, thực hiện triệt để "quy luật ghi nhớ" trong marketing. Cũng chính hắn là tên đang khiến tôi tò mò và đoán mò khá nhiều về chiến lược kinh doanh "free everything" của hắn, có dịp chúng ta sẽ bàn luận thêm. Nhá!

Túm cái váy
Với việc nhìn nhận về thị trường bán lẻ tổng thể và TMĐT nói riêng thì có lẽ chúng ta cần phải công nhận mọi thứ diễn ra trong lĩnh vực bán lẻ này là một quy luật. Hai chiến lược là tập trung và đặc trưng là điều quan trọng cần cân nhắc trước khi tham gia vào thị trường này. Nếu một doanh nghiệp không xác định được lĩnh vực tập trung hay sự đặc trưng có giá trị, chắc chắn sẽ không tồn tại được trên chiến trường cạnh tranh ngày nay. (Tất nhiên sẽ có ngoại lệ nếu như doanh nghiệp bán lẻ "thập cẩm" đóng đô ở một nơi như nông thôn hay núi rừng Tây nguyên, chẳng mấy ai cạnh tranh với họ cả.)

Ngày nay, không thể thống kê được chính xác là bao nhiêu nhưng vẫn có rất nhiều website TMĐT mở ra theo kiểu thập cẩm, có lẽ vì chi phí thấp nên họ cứ làm cho vui, chết chả sao. Thậm chí còn có những website TMĐT đã dày công xây dựng thương hiệu thành công rồi mà họ lại đang làm mất dần giá trị do chính họ tạo ra, họ có thể chưa nhận ra vì ngách thị trường còn ít cạnh tranh, nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu một lúc nào đó đối thủ thực sự của họ xuất hiện và khai thác sự tập trung trong ngách thị trường này.

Tôi không kể tên các thương hiệu ra ở đây bởi sẽ có nhiều người hiểu nhầm là tôi đang đả kích, đó là điều tôi không bao giờ mong muốn. Nhưng để có một dẫn chứng trực quan, tôi mạo muội đưa ra ví dụ thực tế về một website của công ty X mà khi nhắc đến tên, mọi người nghĩ ngay đến "Sách". Đúng vậy, công ty X này rất thành công khi định vị thương hiệu đại diện cho sách, bản thân tôi thích đọc sách nên cũng rất có cảm tình với X. Thế nhưng bây giờ, vào website của họ thì đủ loại hàng như thời trang, đồ gia dụng, mỹ phẩm...etc. Có thể tôi không hiểu được kế hoạch xây dựng thương hiệu của X ra sao, nhưng ít nhiều cũng khiến một người tiêu dùng như tôi không hài lòng. Giống như một người yêu thích đọc sách vào hiệu sách và thấy xuất hiện một góc "siêu thị" vậy, nó làm tôi nhớ đến trường hợp Harley Davidson bán nước hoa và đồ trẻ em. Tôi chỉ mong CEO của X đừng tiếp tục đi ngược lại giá trị cốt lõi của thương hiệu của mình nữa. Hix
(Chắc chắn nhiều người cũng đoán ra X là công ty nào)

Không chỉ thị trường bán lẻ mà ở tất cả lĩnh vực kinh doanh, chúng ta nên nhớ rằng mọi sự đa dạng hóa chính là cách cho đối thủ cơ hội để tập trung hóa. Mọi hành động làm mất đi giá trị của sự đặc trưng mà thương hiệu của bạn đại diện chính là cho đối thủ cơ hội lấy đi khách hàng của bạn dựa trên chính đặc trưng đó.
Hãy tập trung và duy trì sự tập trung, hãy đặc trưng và duy trì sự đặc trưng !!!

Thân thắng & quyết ái !

Content không còn là Vua

Digital marketing, cụ thể là truyền thông xã hội đã được giới trong marketing online gán cho một ngôi vị "Content is King". Ngôi vị này xuất phát từ những CEOs và CMOs của các thương hiệu lớn trên thế giới gán cho như một điều hiển nhiên. Cá nhân tôi thì có cái nhìn hơi khác một chút về tầm quan trọng của Content và cho rằng mặc dù quan trọng nhưng nó chỉ là một thành phần cấu thành của chiến dịch tiếp thị trực tuyến.


Trong các chiến dịch mà tôi đã thực hiện, tôi vẫn luôn đề cao giá trị của nội dung, thậm chí xếp nó lên hàng đầu về tầm quan trọng trong chiến dịch marketing online. Nhưng như một quy luật về sự bão hòa tư tưởng, khi mà tất cả mọi người đều nắm bắt và tận dụng giá trị của content trong marketing thì sẽ xuất hiện một hiện tượng "Content everywhere". Điều này dẫn đến những quan niệm khác nhau về cái gọi là Content, giống như sự cảm nhận về cái đẹp của mỗi người, không ai giống ai vậy. Và khi đặt bản thân vào vị trí của khách hàng, có vẻ như chúng ta đang bị "bội thực" về nội dung vậy.

Qua quá trình tìm hiểu những định nghĩa và phương pháp xây dựng Content từ các diễn đàn về marketing như Brandsvietnam, contenmarketing.vn...; Blogger như Nguyễn Ngọc Long hay Mrthang.net...; thậm chí một số cuốn sách nói về content như "Likeable Socialmedia" của Dave Kerpen, "Nghệ thuật câu Like" của Ann Handley; rộng hơn như "Word of mouth Marketing" của Andy Sernovitz. Tôi dường như cũng đang bị "bội thực" những thông tin chỉ xoay quanh cái gọi là Content, cái mà tôi đã và đang làm mỗi ngày như việc viết Blog.
Tôi cho rằng Content thực sự không quá quan trọng như mọi người vẫn nghĩ, nó chỉ là một nhân tố quan trọng trong các nhân tố quan trọng khác của một chiến dịch marketing mà thôi. Giống như cách đây 4 năm, nhiều người nghĩ rằng Google quan trọng nhất, rồi 2 năm lại đây thì Social media quan trọng "gần nhất", rồi đến bây giờ đến lượt "Content is King"?

"Hãy nói theo cách của bạn" là cách tôi vẫn làm, nhưng lần này tôi muốn trích một bài nhận định (trên infonet.vn) mà tôi rất đồng ý, nó thay cho lời muốn nói của tôi về cái "cục nghẹn" ấy, hy vọng sẽ mang lại cho bạn một cái zoom rộng hơn về Content marketing.

Nội dung không còn là Vua?
"Content" đang trở thành một thứ mà các nhà marketing dùng để “giải quyết mọi vấn đề” liên quan tới tiếp thị. Khi xây dựng mối quan hệ với khách hàng, content luôn giữ được vị trí đứng đầu trong mắt các công ty truyền thông.
Dù việc tập trung vào kênh tiếp thị này luôn đáng được hoan nghênh, thực tế cũng cho thấy không ít thương hiệu đang muốn nhảy vào content mà thiếu hẳn đi những ý tưởng sáng tạo, hay một lý do chính đáng để thuyết phục khách hàng.
Toby Smeeton, giám đốc quản lý về content marketing của Sunday, cho rằng “content” đang nhanh chóng trở thành một trong những thuật ngữ chung chung nhất của ngành quảng cáo. Ông cho biết: “Ai cũng có thể nói họ đang làm content marketing, trong khi họ lại đang thiếu hẳn đi những kỹ năng biên tập và hiểu biết sâu về thương hiệu. Nói một cách khác, họ chỉ đang thêm một ít “nội dung” vào sản phẩm”. Hầu hết các công ty quảng cáo và PR đểu khẳng định họ là những người làm chuyên nghiệp về content. Tuy nhiên, khả năng biên tập, hay “content” thực sự mà họ nói bao gồm những nội dung gì, chắc chắn sẽ rất khác nhau.
Clare Braadbent, Giám đốc điều hành của hãng quảng cáo Cedar cho biết, trừ khi content được hiểu là đầu tư vào nội dung bằng những ý tưởng mạnh mẽ, còn không thì thay vì mang lại lợi ích, content thậm chí sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển của thương hiệu.
“Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mỗi phút người ta đăng tải lên Youtube tới 100 giờ video. Chúng ta không cần thêm “nội dung”. Thứ chúng ta cần là những nội dung “thông minh hơn”, những nội dung được xây dựng tỉ mỉ với ý tưởng đủ sức lôi kéo khán giả và tạo nên tiếng vang. Nếu không thể làm được điều này, thì content không phải là một giải pháp marketing, nó chỉ là thứ bỏ đi", Braadbent nhận định.
Thiếu tin cậy 
Nhà báo Amy Westervelt đã từng mô tả một cách rất ngắn gọn như sau: “Content từng là vua. Nay nó chỉ là trò hề”. Việc sử dụng content marketing một cách quá vội vàng khiến chất lượng sản phẩm ngày càng đi xuống. 
Westervelt viết: “Có lẽ chúng ta nên bắt đầu nghĩ rằng mình có thực sự cần đăng tới 30 câu chuyện lên trang web của mình mỗi ngày không? Những kết quả SEO có cho thấy một lợi ích thực sự nào không? Đã có ai thực sự đọc những nội dung này chưa? Và có lẽ các CEO và các nhà quảng cáo nên ngừng việc biến mình trở thành những nhà “lãnh đạo tư tưởng” trên truyền thông và biến mình trở thành những nhà lãnh đạo tư tưởng thực sự của công ty". 
Với việc tăng cường sử dụng các thuật toán trong tiếp thị, các nhà quảng cáo đang có nhiều cách để tái sử dụng dữ liệu của mình. Thậm chí, người viết cũng có thể tạo ra nội dung từ dữ liệu có sẵn. Tuy nhiên, thành công mang lại thường rất hạn chế. Thực tế có rất nhiều lỗi xảy ra khi ủy thác việc khai thác nội dung cho các thuật toán. 
Chẳng hạn, ngày 19/9, diễn viên hài huyền thoại Joan Rivers đã đăng một post ủng hộ iPhone 6 trên Facebook. Vấn đề là bà đã mất 2 tuần trước đó. Post trên Facebook nhanh chóng bị xóa, nhưng vẫn có rất nhiều người đã đọc được thông điệp này và chụp ảnh màn hình lại. 
Tất nhiên, không thể phủ định rằng có nhiều thương hiệu đã thành công khi áp dụng content marketing. Mặc dù vậy, kể cả những thương hiệu thành công nhất trong content marketing cũng tin rằng họ nên chuyển sang tập trung vào nhiều lĩnh vực khác.Nick Dutch, giám đốc digital marketing của Domino’s Plaza nhận định:"Đừng đáng giá quá cao vai trò của nó đối với công việc kinh doanh, kể cả khi khách hàng thích nội dung của bạn. Giá trị của khách hàng rất khó để định lượng. Có khi cuối cùng, điều khiến nhiều khách hàng chia sẻ nội dung của bạn là bởi chúng buồn cười”. 
Tất nhiên, mục tiêu của các thương hiệu không phải là thể hiện sức mạnh của mình trong content marketing, mà là phải chuyển hướng nó về sản phẩm của mình. “Thứ quan trọng nhất với chúng tôi là phải bán được nhiều pizza hơn”, Dutch nói. 
Trong 2 năm trở lại đây Domino đã tập trung nhiều hơn vào truyền thông xã hội và nó đang có tác động lớn hơn vào doanh số của hệ thống. Dutch tin rằng việc đưa ra nút “mua” và tăng trưởng của các dịch vụ thương mại trên mạng xã hội sẽ giúp các nhà quản lý thực sự biết content giúp tăng doanh số cho cửa hàng như thế nào.
Hỏi quá nhiềuCác ứng dụng “click – to – buy” (ấn là mua) đang ngày càng phát triển trên nền tảng mạng xã hội đã tạo cơ hội lớn cho các nhà tiếp thị hiểu tác động của content tới doanh số. Bên cạnh đó, nó cũng tác động tới người tiêu dùng. 
Ngày nay, các thương hiệu đang đòi hỏi người tiêu dùng tham gia vào quá nhiều vấn đề. Nói cách khác là các hãng sản xuất đang hỏi khách hàng của mình quá nhiều.Họ muốn khách hàng không chỉ mua sản phẩm của mình mà còn phải đọc tạp chí của họ, các tờ rơi, những banner quảng cáo trực tuyến, “like” fanpage trên Facebook, những status quảng cáo của họ trên mạng xã hội, hay thậm chí là chia sẻ ảnh bản thân họ dùng những sản phẩm của hãng. 
Rob Newlan, người đứng đầu bộ phận sáng tạo trên Facebook của EMEA cho rằng, các thương hiệu đang phải chịu áp lực lớn trong việc tạo ra những nội dung thực sự có giá trị cho người tiêu dùng. “Chúng ta cần phải đặt câu hỏi: “Liệu tôi có đang yêu cầu quá nhiều không?”, ông nói. 
Chắc chắn khách hàng sẽ không hài lòng nếu họ cảm thấy mình đang lãng phí thời gian. Vụ việc Apple và U2 gần đây là một ví dụ. Việc liên tục spam người dùng khi tự động download album U2 về máy của họ, không chỉ làm chật kho nhạc của người dùng ,mà còn khiến họ tốn thời gian để ngồi xóa những nội dung không mong muốn ra khỏi máy của mình. 
Ngày nay, người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn. “Nếu trước đây, họ không có quá nhiều lựa chọn thì hiện tại, khách hàng đã chủ động hơn rất nhiều để xem họ muốn kết nối với ai”, Claire Hill, giám đốc của Hiệp hội Content Marketing lập luận. 
Ngoài ra, content marketing cũng phải chịu những tác động tương tự như các loại hình truyền thông khác. Chẳng hạn, content marketing cũng gặp khó khăn do sự thoái trào của loại hình báo in và các loại hình truyền thống khác.
Tái khởi động 
Mặc dù quá trình phát triển của content marketing như một quy luật, vài chuyên gia tin rằng các thương hiệu vẫn sẽ không thực sự hiểu ý nghĩa của content là gì. 
Ben Hooper, giám đốc nội dung của công ty quảng cáo Karmarama cho rằng: “Content marketing là để phân phối sự sáng tạo, và quảng cáo truyền thống thì điều khiển sự sáng tạo. Để hiểu và khai thác những lợi ích thực sự của content marketing, các thương hiệu cần người thực sự hiểu và content và có đúng kỹ năng để phân phối những nội dung này”. 
Tương lai của content markeitng sẽ không chỉ là một câu chuyện diễn ra trên nền tảng duy nhất. Nó sẽ là một trong những yêu cầu mà các nhà tiếp thị cần thẩm định lại không chỉ là vấn đề làm sao để kết nối tốt hơn với khách hàng, mà còn là quyền của họ trong một trong những tài sản quý nhất của con người, đó là thời gian. 
Nguồn infonet 
Chẳng may bị lên thớt vì dám trích nguyên văn bài của người ta lên đây thì tôi cũng chịu, chỉ đơn giản bởi vì tôi thấy cách nhận định của tác giả rất hay và khác biệt, giống như những gì tôi nghĩ vậy. Dù sao thì Content vẫn quan trọng, nó là Máu trong một chiến dịch Marketing online, nhưng ngoài máu ra thì Tim Gan Lòng Mề cũng quan trọng không kém, hãy để mọi thứ cân bằng, chẳng có King hay Queen gì hết.

Thân thắng và quyết ái!

Tôi không tin những ông thợ

Cái gọi là "Marketing online"



Về mặt ngữ pháp thì Marketing online là một cụm danh từ, trong đó "online" bổ nghĩa cho danh từ chính "marketing". Như vậy có nghĩa nó trước hết là "marketing" và online là một trong những công cụ để thực hiện chiến dịch marketing, nó thuộc hoạt động sách lược chứ không phải là chiến lược, và có "một số" anh làm marketing online lại tự tin tư vấn (hoặc dạy) về chiến lược marketing. Và đây cũng chính là vấn đề mà tôi muốn nói đến, tất nhiên là trên quan điểm của tôi và có thể đụng chạm tới các anh đang làm marketing online khác.

Để cho khách quan, tôi xin đặt mình vào một người từng làm marketing online. Năm 2011, khi mà lúc đó chí một số ít người biết đến google adwords và quảng cáo banner Facebook, tôi đã từng đi sale và làm quảng cáo cho khách hàng là các cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ. Khi đó tôi phụ trách quảng cáo trên Facebook, tất cả những gì tôi làm là thiết kế banner với tiêu đề sao cho thật hấp dẫn để cố gắng tăng CTR cho quảng cáo (khi đó Facebook chỉ có quảng cáo banner). Tạo event để thu hút Fan cho Fanpage (ngày đó không có trò tăng like như bây giờ), cũng khá là vất vả khi suốt ngày phải cài đặt, chỉnh sửa và sưu tầm mấy content để duy trì tương tác cho Fanpage.

Hiện nay nếu nói về quảng cáo Facebook, các anh "thợ" làm marketing online về cơ bản là cũng làm như những gì tôi từng làm, chỉ khác là bây giờ kỹ thuật cao hơn với các phần mềm như target UIDs hay những lựa chọn phong phú hơn trong quảng cáo. Túm cái váy lại là cố gắng để "đạt chỉ tiêu" cho khách hàng. Trên góc độ đạo đức với nghề, những anh "thợ" marketing online đều muốn mang lại hiệu quả tốt nhất cho khách hàng, thế nhưng cái mà các anh làm được chỉ là việc sử dụng hiểu biết, kỹ thuật của mình về các công cụ online để quảng cáo những ý tưởng của khách hàng (doanh nghiệp) đến với đông đảo người sử dụng internet, hay tạm gọi là những người rất giỏi về "kỹ thuật quảng cáo" chứ không phải là người giỏi về Marketing.

Sự ngộ nhận

Marketing online là một công cụ trong marketing, những người được cho là làm SEO giỏi, thiết kế web giỏi, quảng cáo Facebook tối ưu..v.v đều dễ bị ngộ nhận là những người làm marketing giỏi. Chúng ta phải công nhận họ rất giỏi trong việc nghiên cứu những thủ thuật để quảng cáo, tuy nhiên để làm marketing thì có lẽ phải xem xét lại. Việc hoạch định chiến dịch marketing (bao gồm chiến lược + sách lược) là phải đứng dưới góc độ của một nhà quản trị, hay của một marketer chứ không phải của người đứng ra làm kỹ thuật quảng cáo với các con số, thống kê lượt hiển thị, click...v.v

Bản thân tôi rất sợ những anh "thợ" có hiểu biết chuyên sâu về SEO, về Facebook, email...hay cao thủ hơn là viết phần mềm lại đi tư vấn về chiến lược marketing và thương hiệu. Tôi cho rằng để giỏi được những lĩnh vực kỹ thuật trên, các anh đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, tâm huyết để nghiên cứu và thực nghiệm những kỹ thuật đó. Nếu như đầu tư nhiều cho kỹ thuật quảng cáo như vậy thì rất khó để các anh có thể hiểu sâu về marketing, một khía cạnh rộng và phức tạp hơn việc quảng cáo rất nhiều. Để thực sự hiểu và thuần thục về marketing cũng đòi hỏi rất rất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, học tập và thực nghiệm.
Bởi thế tư duy của các anh "thợ" sẽ khác hoàn toàn với tư duy của người làm kinh doanh.

Khác biệt về tư duy

Giả sử như bạn đang muốn xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm của mình, việc của bạn bao gồm rất nhiều bước như: Xác định thị trường mục tiêu, phân đoạn đối tượng khách hàng, định vị sản phẩm, xây dựng các nhận diện thương hiệu, lựa chọn hình thức quảng cáo, PR ra sao, xúc tiến bán hàng thế nào... vân vân và mây mây. Tất cả những việc bạn cần làm là phải xây dựng một kế hoạch marketing tổng thể để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể, sau đó mới lựa chọn hình thức quảng cáo nào. Đó là tư duy của người làm marketing. Những anh "thợ" quảng cáo giỏi với hiểu biết sâu về SEO, banner, thiết kế...có thể tư vấn về chiến lược không?

Hay nếu bạn muốn xây một căn nhà, bạn sẽ thuê những ông thợ xây thiết kế hay là kiến trúc sư? Bạn muốn ngôi nhà của mình trông thế nào, có đặc điểm ra sao...thì bạn phải gặp kiến trúc sư để họ thiết kế dựa trên những mong muốn của bạn. Sau khi đã có bản thiết kế, bạn sẽ đưa cho nhà thầu thi công và dự trù chi phí. Trong marketing, bạn phải đưa cho những người hiểu biết về marketing vẽ ra bản thiết kế rồi sau đó mới đưa nó cho các anh thợ thực hiện. 
Những anh nào làm marketing online mà nhận luôn việc tư vấn chiến lược, kế hoạch marketing thì tôi đánh giá anh đó có kỹ thuật làm online kém và khả năng kinh doanh cũng kém luôn. Một người bình thường rất khó để chuyên sâu và chuyên môn về nhiều lĩnh vực.

Marketing + Online



Nói là "marketing online" nhưng tôi thấy nhiều người hiểu sai về nó, tôi cho rằng mọi người hiểu sai vì tôi thấy những người được cho là làm marketing online giỏi là những người có kỹ thuật "quảng cáo online" giỏi. Như những công ty thuê nhân viên cho vị trí "marketing online" đều yêu cầu họ rành về các kỹ thuật quảng cáo, rõ ràng những công ty này đang chú trọng đến "online" chứ không phải là "marketing". Đa số là các công ty như vậy cho nên trên mạng nhan nhản những quảng cáo giống nhau, những chiến dịch mờ nhạt và các bài viết "thiếu muối", chẳng có sự thu hút gì mặc dù anh nào quảng cáo cũng "tốt" như nhau cả.

Trong chiến dịch truyền thông internet, những content có được là nhờ tư duy của một nhà PR, việc chăm sóc khách hàng tốt là nhờ tư duy của người làm kinh doanh, và việc quảng cáo, thống kê số liệu muốn làm tốt thì phải cần đến người làm quảng cáo tốt. Rõ ràng có một ranh giới khá lớn giữa "người nghĩ" và "người làm", vì thế đừng bắt người làm phải nghĩ và bắt người nghĩ phải làm. Bạn hãy nghĩ và để cho người làm làm tốt những gì bạn nghĩ. Người nào thì việc nấy, nếu bạn có được một người làm online giỏi, thì bạn phải là người biết làm marketing, phải có sự kết hợp như thế mới gọi là "marketing online" đúng nghĩa.

Bản thân tôi đam mê và đầu tư nghiên cứu nhiều về marketing nên tôi hiểu biết những kiến thức về chiến lược, thương hiệu hơn là về kỹ thuật của các công cụ quảng cáo. Dù sao thì cũng có những người họ giỏi (hoặc tự nhận mình giỏi) song song cả kỹ thuật quảng cáo online lẫn xây dựng chiến lược, thương hiệu. Tuy nhiên, khi bị trĩ thì nên đến bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa hơn là gặp bác sĩ đa khoa. Tôi thì chẳng tin một anh dạy SEO giỏi, chạy quảng cáo Facebook giỏi lại có thể làm marketing "giỏi", và ngược lại. Vì thế tôi hơi dị ứng với những anh chuyên làm "quảng cáo online" kiêm luôn tư vấn, hướng dẫn về chiến lược marketing, bởi khi đó tôi cảm thấy khách hàng đang không được tôn trọng.

Đúng như chị Đặng Thanh Vân - chuyên gia tư vấn thương hiệu, nói: "Marketing online của chúng ta đang thừa thợ mà thiếu thầy". 

Thân thắng & quyết ái!

"KHÔN" một chút cũng tốt


Đêm hôm đó bỗng nhiên "thao thức vì em", mặc dù chẳng có em nào cả nhưng tự nhiên khó ngủ, tức mình mở eBook ra đọc thì đột nhiên, một người bạn trên Facebook tên là T pê mờ và hỏi ý kiến mình cho dự tính kinh doanh sắp tới của bạn ấy. Tất nhiên, nhàn cư vi hướng thiện, vì bản thân mình rất thích những bạn yêu thích và dám kinh doanh, cũng là cơ hội để học hỏi thêm. Mình xin túm cái váy lại là bạn T hỏi xem nên làm marketing thế nào cho mặt hàng...giày da, ví và thắt lưng da.

Ờ, lại là thời trang, đúng là cái ngành này thuộc dạng khét lèn lẹt, "vào dễ, ra khó" nhưng ít ra cũng đáng để thử nếu như đủ yêu thích và quyết tâm. Với câu hỏi đầy "súc tích" như thế, tôi cho rằng T đang kiếm chuyện giải khuây cho hai thằng đàn ông giữa đêm khuya mà thôi, vì tôi không thể trả lời cho T biết được cần phải làm thế nào bởi:

1. Chưa biết chất lượng thực sự mặt hàng của T ra sao.
2. Không biết T kinh doanh dạng bán lẻ hay sản xuất bỏ buôn .
3. Không biết hàng của T nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu nào, phân đoạn khách hàng cụ thể ra sao.
4. Không biết định vị sản phẩm của T là gì.
5. Không biết T sẽ bán ở đâu nếu mở shop, đối thủ T muốn cạnh tranh là ai.
...etc.
túm lại mình chẳng biết gì về kế hoạch kinh doanh của T, mọi khâu chuẩn bị T phải bỏ thời gian để xác định chiến lược cho mình. Tuy nhiên, là một người đã từng mở shop kinh doanh thời trang, tôi muốn nhắc T nên cẩn thận để tránh rủi ro về tài chính khi bắt đầu start-up, tôi khuyên T hãy cố gắng tận dụng nguồn lực sẵn có của người khác để giảm thiểu tối đa rủi ro cho mình nhưng vẫn đảm bảo cả hai bên cùng win-win.
Thực ra marketing là một phần của quản trị, trong bài này tôi sẽ không nói về marketing mà muốn nói đến một khía cạnh khác của quản trị, đó là cách tận dụng nguồn lực của người khác để tăng giá trị cho mình và giảm thiểu rủi ro "mất tiền". Tôi nhớ lại câu chuyện:

Bắt khách dọc đường



Khi tôi phụ trách kinh doanh cho một công ty du lịch, sếp chỉ đạo là nhắm vào hai thị trường tỉnh (Thái Nguyên và Tuyên Quang) trong mùa hè này để tránh cạnh tranh với tụi Hà Nội. Tất nhiên khi làm ở tỉnh, xe khách của công ty phải điều chuyển liên tục từ Hà Nội lên tỉnh và ngược lại, và trong một lần tôi phải lên Tuyên Quang, tôi đi xe của công ty lên đó trên chiếc xe khách 45 chỗ và chỉ có 3 người trên xe (tài xế, một anh đồng nghiệp, và Hải Nguyễn đẹp trai). Anh tài xế bảo tôi:

- Thấy khách anh tạt vào, mày hô xem thằng nào đi Tuyên Quang thì cho nó lên.
- Vãi! Thế mình lấy khách bao nhiêu?
- Bằng giá xe khách thôi, mẹ chúng nó đi với mình rộng rãi chẳng sướng bỏ mẹ ra, xe thì xe du lịch chứ có phải loại xe khách đéo đâu.

Hôm đó đi vào ban đêm nên ít khách, tôi lơ được có 2 khách đi cùng giúp anh tài xế kiếm thêm ít tiền chè cháo. Trong ngành vận tải, việc tận dụng lượt xe trống là việc phổ biến và đó là cách mà các nhà xe hái ra tiền, như trường hợp chuyến đi của tôi (đây là trường hợp cò con thôi). Ví dụ xe anh đang ở điểm A mà muốn đón khách ở điểm B, anh phải lái xe từ điểm A đến B để đón khách, lượt đi này chính là "nguồn lực dư thừa" vì xe anh không có khách, anh có thể tận dụng lượt đi này để bắt khách cho cùng tuyến đường. Nếu ai đã từng làm trong ngành vận tải du lịch sẽ biết kiểu điều xe đan xen để tiết kiệm một nửa chi phí vận chuyển mà tăng gấp đôi doanh thu này. Đó là việc khai thác tối đa nguồn lực dư thừa. Khách hàng sướng mà lái xe cũng sướng. WIN - WIN

Mối tình đầu


Chụp choẹt khi ngồi uống nước.
Đợt vào Sài Gòn, tôi nghe thấy một bạn trẻ gọi chai "Mountain Dew" này là "mối tình đầu", nghe có vẻ giống nhể. Cầm chai nước này, tôi thấy ngạc nhiên khi lần đầu thấy tên của một bộ phim (X-men) được quảng cáo trên chai nước. Tôi không thấy sự liên quan và đoán có thể sẽ thấy chai nước này xuất hiện trong bộ phim, hoặc có thể người đại diện nhà sản xuất bộ phim này đã trả tiền cho Pepsi để được quảng cáo trên bao bì của loại nước uống đang được giới trẻ ưa chuộng. Nhưng thực ra, câu trả lời bao gồm 2 lý do:

1. Pepsi muốn sử dụng những nhân vật trong bộ phim nổi tiếng này để tạo ra một sự kiện thu hút giới truyền thông, mục đích để PR cho "mối tình đầu" của mình. Ngược lại, X-men cũng được quảng cáo miễn phí trên vỏ chai, đây là hình thức tận dụng nguồn lực sẵn có để cả hai cùng WIN-WIN.
2. Khi nhiều người biết đến bộ phim X-men, thì việc phần mới của phim được quảng cáo trên cả chai nước có lẽ đáng để chú ý, kích thích sự tò mò về bộ phim, xách mông lên và đi xem phim. Việc này giúp tăng doanh thu cho bộ phim và tăng doanh thu cho cả...những cửa hàng bán Pepsi trong rạp chiếu phim. Lại là một sự cộng hưởng WIN-WIN.

Quay lại câu chuyện
Start-up thì ai cũng nghèo cả, vì thế việc đảm bao an toàn cho đồng vốn và sử dụng nó hiệu quả tối đa là điều rất quan trọng. Sẽ có nhiều yếu tố trong quản trị để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, tuy nhiên xét trên khía cạnh "nhỏ bé" của chúng ta, việc "tận dụng nguồn lực" là cách rất hữu ích để giúp giảm thiểu rủi ro, tránh trường hợp "đã nghèo còn rách".


Đây là đoạn tôi chat với T về cách để thăm dò thị trường một cách an toàn nhất. Tôi thấy hơi lo lắng khi T nói rằng định mở cửa hàng, đó là việc cần thiết nhưng có lẽ chưa phù hợp vào thời điểm này. Nếu như ta có khả năng và chi phí đủ để quảng cáo online còn người khác có mặt bằng để trưng bày, hãy tìm cách đàm phán với họ và kết hợp hai điểm mạnh lại với nhau để cùng win-win.

Khi T quảng cáo sản phẩm của mình trên mạng, khách hàng muốn mua sẽ phải đến địa chỉ trưng bày sản phẩm để ngắm nghía, ngửi hay sờ tận tay rồi mới thực hiện giao dịch. Chủ cửa hàng lúc này tự nhiên được thêm nhiều người biết đến, lại thêm được ít hoa hồng nữa (tất nhiên phải có hoa hồng, yên tâm đi vì chiết khấu trong siêu thị còn chua chát hơn nhiều). Tính ra thì chủ cửa hàng chẳng mất gì, mà được nhiều hơn nữa kia, trong khi T thì lại chẳng phải chịu rủi ro để mở cửa hàng mà lại thăm dò được thị trường, có điểm trưng bày như ai, miễn là T chịu khó một chút là được. Cứ "đánh rắn động cỏ" trước xem tình hình thế nào đã rồi lựa gió mà đưa đẩy thôi, chứ hùng hục mở shop và ngày ngày ngắm hoàng hôn thì... đắng nòng nắm!

Đây là cách mà tôi học được từ một người anh cũng rất giỏi kinh doanh, là kiến thức mà chỉ có trường đời mới học được. Với những kẻ nghèo kiết xác mà "học đòi kinh doanh" như chúng ta thì có lẽ việc tìm cách nào hiệu quả mà ít rủi ro nhất khi start-up là điều tối quan trọng. Và cách "tận dụng tối đa nguồn lực" này, theo tôi nghĩ cũng là những kiến thức hữu ích cho chúng ta, cứ góp nhặt và đút trong ruột rồi sẽ có lúc cần đến.
"Khôn" một chút cũng tốt mà. hihi

Thân thắng & quyết ái !